Cách lai tạo gà đá cựa là kỹ thuật lựa chọn gà bố gà mẹ để cho ra đời gà con có đầy đủ gen, đặc tính vượt trội của cả bố lẫn mẹ, thể trạng và giống cực tốt.
Anh em sư kê có tò mò làm cách nào để có thể cho ra những chiến kê, thần kê vang danh cả 1 vùng không? Nếu có thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Sin88 nhé.

Gà đá cựa và lợi ích của kỹ thuật lai tạo gà đá:
Gà đá cựa là 1 cách gọi những dạng gà cựa được nuôi để phục vụ cho việc thi đấu chọi gà. Thể lực, dòng giống, cách nuôi dạy, là những thứ quan trọng nhất để quyết định lợi thế của 1 chú gà chiến. Thể lực và cách nuôi dạy thì chúng ta phải thực hiện theo từng giai đoạn, nhưng dòng giống thì hoàn toàn có thể lựa chọn được.
Đó là lí do vì sao cách lai tạo gà đá cựa lại được cải thiện không ngừng, tìm ra phương pháp chính xác nhất.
Nếu 1 chú gà con mới sinh ra đã tốt về gen, có tố chất thì chỉ cần chăm chút 1 xíu cũng có sức mạnh tương đương những chú gà gen yếu mà phải luyện tập cực nhiều.
Những trại gà, những sư kê luôn mong muốn có 1 phương pháp lai tạo gà chuẩn, và hôm nay Sin88 sẽ bật mí cho anh em biết về bí mật này.

Cách lai tạo gà đá cựa cận huyết (trùng huyết):
Đây là kỹ thuật lai giữa gà bố mẹ cùng huyết thống, nhằm sinh ra đời gà con có bộ gen đồng nhất, thuần chủng.
Tuy nhiên cách tạo dòng gà chọi này lại có tỷ lệ dị tật ở gà con, khi mà khả năng cao gặp phải những cặp gen lặn không mong muốn.
Với cách này, tỷ lệ cận huyết ở gà như sau:
Lai tạo gà cận huyết sâu: Như lai 2 gà trống mái chung 1 đàn, kiểu anh em – chị em ruột thì tỷ lệ là 25%.
Lai tạo gà đá cận huyết vừa:
- Lai gà bố mẹ cùng mẹ khác cha, hoặc cùng cha khác mẹ tỷ lệ 12.5%.
- Lai gà bố gà mẹ cách nhau 2 bậc, vai vế như bác cháu cũng có tỷ lệ là 12.5%.
- Lai tạo gà bố mẹ cách 3 đời, vai vế như ông cháu – bà cháu thì tỷ lệ chỉ có 6.5%.
Lai tạo gà đá cựa cận huyết nhẹ: Lai giữa gà bố mẹ họ hàng xa như anh em họ thì lúc này tỷ lệ giảm xuống còn 6.5%.

Cách lai tạo gà cựa cận huyết ít nhiều cũng sẽ có tỷ lệ dị tật, điều này không ai mong muốn. Và tất nhiên cũng không chỉ có cách lai cận huyết này, chúng ta còn có 1 phương pháp khác – cách lai tạo gà đá cựa lai xa.
Vậy lai cận với lai xa có quá khác biệt?
>> Xem thêm: Cách huấn luyện gà chọi thần chiến xưng danh thiên hạ.
Cách lai tạo gà cựa – phương pháp lai xa:
Nếu lai cận huyết là việc lai giữa 2 gà bố mẹ chung 1 đàn, thì lai xa là phương pháp lai tạo gà đá cựa giữa 2 gà bố gà mẹ không hề có bất kỳ mối quan hệ huyết thống nào.
Kỹ thuật này hay được những chủ trại gà áp dụng để dung hòa lai tạo nhiều giống tốt từ cả gà bố và mẹ, cho ra những đời gà con có tất cả những đặc tính nổi trội.
Cách lai tạo gà đá cựa: lai trực tiếp
Đây là phương pháp lai tạo thuần chủng, cả bố và mẹ đều cùng 1 giống. Như thế gà con sẽ thuần chủng và mang đặc tính của giống loại. Phương pháp này thường được sử dụng để bảo tồn giống loài của 1 số giống gà có nguy cơ tuyệt chủng hoặc số lượng ít như gà Mỹ.

Cách lai tạo gà đá cựa: Lai 3 dòng
Phương pháp này có mục đích thu gom nhiều giống gen tốt hơn. Cho bố hoặc mẹ lai (không thuần) ghép cặp với phía còn lại là dòng gà thuần. Lúc này gà con sẽ sở hữu 2 dòng (của bố – mẹ lai) và 1 dòng thuần từ phía còn lại.
Cách lai tạo gà đá cựa: Lai 4 dòng
Kỹ thuật này sẽ dùng cả gà bố và gà mẹ đều là gà lai, mỗi 1 cá thể mang 2 dòng lai khác biệt nhau, sẽ cho ra đời dòng gà con có cả 4 dòng lại nổi trội.
Ví dụ: bố lai Thái với Peru, mẹ lai Asil với Mỹ. Sẽ cho ra đời gà con có cả 4 dòng trên, vừa khôn, gan lỳ, tướng tá đẹp và ăn cựa cực tốt.
Vậy có vẻ cách lai này tối ưu hơn lai cận huyết nhỉ. Nhưng vẫn còn chưa hết đâu, Sin88 sẽ giới thiệu thêm cho anh em thêm 1 cách thức mới, đó là cách lai tạo gà đá cựa của người Mỹ.
Cùng xem họ lai tạo gà đá có gì khác với chúng ta nhé.
Cách lại tạo gà của người Mỹ:
Cách lai tạo gà đá cựa dòng xuất sắc này được gọi là phương pháp khóa gen.

Hãy cùng đến với 1 ví dụ, chẳng hạn anh em có 1 chú mái chân xanh mắt ếch tốt, anh em nhìn thấy 1 trống đá mu lưng đẹp, và lúc này anh em muốn có 1 bé gà con chân xanh mắt ếch đá mu lưng, lúc này:
- Nhốt mái và trống chung chuồng, có thể dùng biện pháp kích thích cho trống đạp mái thuận tiện.
- Lúc này sau “9 tháng 10 ngày” thì chúng ta sẽ có bầy gà con đầu tiên, đây là F1 của đàn.
- Lúc này hãy chọn 1 trống đá mu lưng tốt nhất cho cặp với mái chân xanh mắt ếch đẹp nhất để cho ra đời F2 là thành công.
Anh em có để ý phương pháp này chính là cách lai tạo gà đá cựa lai xa kết hợp với lai cận huyết không?
Tuy nhiên, nếu trong bầy toàn những con non chân vàng, chân chì, mắt thau, mắt đỏ, thế đá thì lung tung… thì có nghĩa là cặp gà bố mẹ ban đầu lai tạp quá nhiều. Như này cách lại tạo gà đá cựa khóa gen không thành công được.
>> Xem thêm: số đề 12 con giáp thì con gà ứng với số nào?
Những cách lai tạo gà đá cựa độc đáo khác:
Kỹ thuật đổ gà xuất sắc như lai dựa, lai quần, lai cuốn, lai cải thiện thường được ứng dụng trong các trang trại gà (thịt) hoặc những mô hình nuôi gà thịt có quy mô nhỏ.

Lai cuốn (gà thịt):
Đây là phương pháp lai gà mái tơ và gà trưởng thành hoặc gà mái trưởng thành lai với gà trống tớ.
Cách này sẽ giúp cải thiện đặc điểm tốt và đa dạng di truyền sau mỗi mùa giao phối. Tỷ lệ tốt nhất là 1 trống với 10 mái.
Lai quần (gà thịt):
Với những trang trại lớn thì tỷ lệ trống mái thường là 1-9 hoặc 1-10, còn với những trang trại nhỏ hơn thì sẽ là 1 trống với 5 đến 12 gà mái. Tạo ra 1 quần thể lai cận, tăng sản lượng nhanh.
Lai cải thiện:
Những cặp gà lai cận huyết quá sâu thì phải cải tạo lại bằng cách cho lai xa 1 2 đời rồi mới quay lại lai cận huyết đời. Thường sẽ khôi phục dòng thuần từ 6-8 đời, nếu để giống cận huyết bị thoái hóa thì nên lập tức cho phối với gà lai để cải tạo lại hệ giống.

Lai dựa:
Cách lai tạo gà đá cựa này tương tự như lai xa, nhưng chỉ khác là chúng ta chỉ nhập gà từ 1 nhà lai thôi. Phương pháp này sẽ giúp những thế hệ gà mới cải thiện tình trạng dần dần của dòng gà đó.
Nhưng nhược điểm là phải loại bỏ hết gà trống của mình, vì chỉ dùng gà từ nhà lai tạo đó nên chất lượng hoàn toàn phụ thuộc vào họ.
Kết luận:
Cách lai tạo gà đá cựa mỗi cách sẽ có mỗi ưu nhược điểm riêng, các sư kê/ chủ trại gà chú ý đến đặc tính và tình trạng, nhu cầu của bản thân cũng như giống loài để sử dụng cho phù hợp nhé.